Sâu răng là gì? Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, không chỉ thường gặp ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc phải. Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu về bệnh lý này cụ thể hơn.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là quá trình men răng bị phá hủy do vi khuẩn từ mảng bám tích tụ trên răng, chúng sản sinh axit ăn mòn mô răng, tạo nên những lỗ sâu có màu đen hoặc nâu.
Mảng bám hình thành do quá trình ăn uống hàng ngày, khi không được làm sạch chúng sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây sâu răng, viêm nướu, viêm lợi hay hôi miệng. Để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, các nha sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên tìm hiểu các phương pháp điều trị sâu răng là gì càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn còn sót lại trên răng tạo ra axit, chúng tấn công và phá hủy men răng. Ngoài ra, ở trẻ em, việc ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt cũng khiến răng dễ bị sâu.
![]() |
Tình trạng răng sâu* |
Ảnh hưởng của sâu răng
Sâu răng diễn biến chậm và không gây ra triệu chứng nào cho đến khi có một chiếc răng nhiễm bệnh bắt đầu xuất hiện cơn đau hoặc đã bị thủng một lỗ sâu. Đây là tình trạng phổ biến nhất ở những trường hợp bị sâu răng.
Ngoài ra, sâu răng luôn khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu, khi đánh răng bị chảy máu chân răng. Bởi vì sâu răng liên quan chặt chẽ đến nướu nên rất dễ nướu bị viêm, đỏ và sưng tấy. Răng lúc này cũng trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn nóng lạnh, có cảm giác đau buốt khi ăn nhai.
Một khi trên thân răng cũng như bề mặt răng hình thành những lỗ sâu và xuất hiện những cơn đau nhức thì cũng là lúc tình trạng sâu răng của bạn đã trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, sâu răng đến tủy, làm tủy bị viêm và hoại tử. Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau buốt đến tận có, không thể ăn uống bình thường được.
![]() |
Điều trị sâu răng tại nha khoa* |
Điều trị răng sâu như thế nào?
Khi đã phát hiện sâu răng là gì, cần đến ngay nha khoa uy tín thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, mức độ sâu răng ở giai đoạn nào và chỉ định điều trị. Nếu răng sâu nhẹ, có thể nạo bỏ vết sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ. Nếu răng sâu không thể bảo tồn, nhổ bỏ răng là cách tốt nhất để tránh lây lan sang các răng kế cận cũng như gây áp xe xương ổ răng.
Ngoài ra, trước, trong và sau khi điều trị sâu răng, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học. Điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày hợp lý để tránh ảnh hưởng đến chiếc răng sâu hay vi khuẩn gây sâu răng tái trở lại.
Ngavvt