Không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và giọng nói mà răng móm còn khiến diện mạo mất đi vẻ cân đối hài hòa.
Biểu hiện nhận biết của răng móm là gì?
Trước khi đi tìm hiểu quy trình niềng răng móm như thế nào. Chúng ta cần phải nhận dạng đúng các sai lệch của móm qua những biểu hiện sau:
- Hàm trên nhô ra phía trước so với hàm dưới và so với cấu trúc khuôn mặt
- Khi khép miệng lại có hiện tượng răng trên phủ bên ngoài răng cửa hàm dưới.
- Lệch cằm, khi hai cằm ở vị trí trung tâm thì khớp cắn bị chéo lệch.
Niềng răng móm là phương pháp được bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng sai lệch, và xác định được dạng răng móm. Cũng như các sai lệch khác, răng móm cũng có nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen lúc nhỏ hay đẩy lưỡi, ngậm ti giả… Tuy nhiên chủ yếu nguyên nhân là do di truyền từ người thân cùng huyết thống trong gia đình.
Có hai dạng răng móm cơ bản là:
<> Trường hợp móm do răng: tức là răng chìa ra ngoài so với xương hàm thì niềng răng mới mang lại hiệu quả cao.
<> Trường hợp móm do xương hàm: tức là bị móm quá mức gây rối loại khớp cắn. Xương hàm mặt với xương sọ bất cân xứng thì niềng răng không thể mang lại hiệu quả tối ưu được. Mà phải kết hợp với phương pháp phẫu thuật tạo hình khác.
Quy trình niềng răng móm tại nha khoa
Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng răng móm của bạn. Sau đó bác sĩ đánh giá mức độ răng móm của bạn như thế nào để tư vấn cho bạn cách thực hiện.
Bước 2: Chụp phim X quang xương hàm của khách hàng, đồng thời đánh giá được xương hàm của bạn như thế nào, tình trạng lệch ra sao để có phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên phác đồ điều trị cụ thể… giúp bạn hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, kết quả biến đổi răng hàm sau khi niềng răng, thời gian niềng răng móm dự kiến mất bao lâu.
Bước 3: Lên phác đồ quy trình niềng răng móm cho bạn. ở bước này bác sĩ tư vấn cho bạn dùng phương pháp niềng răng nào cho thích hợp với trường hợp của bạn. Bạn cần dùng loại mắc cài nào như: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi.
Bước 4: Tiến hành lấy dấu hàm cụ thể của bạn. Dữ liệu nàu được đánh giá và phân tích kết hợp với đánh giá toàn bộ các vấn đề chức năng khớp thái dương, hàm cơ nhai… dữ liệu này được phần mềm phân tích và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Bước 5: Thực hiện vệ sinh răng miệng cho bạn. gắn mắc cài lên răng đeo thun định hình và tạo lực kéo như những tính toán trước đó
Trên thực tế, đối với các trường hợp móm do răng thì quá trình niềng răng thường kéo dài khoảng 24 tháng, đây thực sự là rào cản đối với những ai có ý định thực hiện niềng răng. Thế nhưng, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì thời gian niềng răng được rút ngắn xuống 6 tháng.
Bài viết trích nguồn tại: https://chiphiniengrangnkdl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt