Tẩy trắng răng bao lâu thì hết đau? Ê buốt sau khi tẩy trắng răng là tình trạng được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân gây đau, ê buốt cũng như cách giảm đau sau khi khi tẩy trắng răng sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết sau.
Ê buốt do sử dụng thuốc tẩy trắng quá nhiều |
Nguyên nhân đau buốt khi tẩy trắng răng
Thời gian tẩy trắng răng bao lâu thì hết đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc răng miệng, kỹ thuật thực hiện, dụng cụ hỗ trợ,…Tuy nhiên, để biết cụ thể nhất bạn phải xác định được nguyên nhân khiến răng đau buốt là gì:
- Nồng độ thuốc tẩy trắng vượt mức cho phép: Thời gian bôi thuốc tẩy trắng lên răng quá lâu, bị dây ra ngoài ảnh hưởng đến nướu, gây ê buốt răng. Thường gặp nhất là tình trạng sử dụng miếng dán để tẩy trắng, sử dụng nồng độ Hydrogen Peroxide cao hơn, đôi khi vượt ngưỡng an toàn. Thay thế tẩy trắng răng bằng cách bọc răng sứ loại nào tốt nhất để phục hình răng nhiễm màu?
- Kỹ thuật tẩy trắng răng thô sơ: máy móc không đảm bảo, không cách ly tốt phần môi má, nướu nên lượng thuốc tẩy trắng tăng lên. Khi nồng độ răng, tương đương với việc mức độ kích ứng sẽ tăng lên dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.
- Nền răng yếu, mòn cổ răng: tẩy trắng răng hầu hết sẽ khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, men răng bị tổn thương, mô răng bị kích thích.
- Dụng cụ bảo vệ môi, nướu không đảm bảo: tẩy trắng răng bao lâu thì hết đau còn phụ thuộc vào dụng cụ cách lý môi nướu. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kém chất lượng sẽ khiến răng ê buốt, đau nhức kéo dài.
- Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi tẩy trắng răng: quyết định rất lớn đến thời gian hết đau của răng, nếu chăm sóc không tốt, có thể khiến cơn đau buốt kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Chăm sóc răng miệng đúng cách |
Cách khắc phục răng ê buốt, đau nhức sau khi tẩy trắng
Tình trạng tẩy trắng răng bao lâu thì hết đau có thể xảy ra ở 1 vài người, cảm giác này xuất hiện khi ăn đồ quá cay nóng, quá lạnh,…Nếu không may bị đau răng sau khi tẩy trắng, hãy áp dụng một số cách giảm đau sau đây:
- Dùng gel giảm ê buốt: Những loại gel này được bán tại các quầy thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, để sử dụng đúng thuốc đúng liều lượng cần phải được sự cho phép của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Không nên tự ý quyết định dùng thuốc hoặc tăng liều sẽ làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, súc miệng sau khi ăn, hạn chế uống cà phê, hút thuốc lá, đồ ngọt. Nên dùng kem đánh răng có hoạt chất giảm đau buốt sẽ giúp nướu khỏe mạnh, giảm nguy cơ tụt nướu, răng ê buôta.
- Hạn chế ăn đồ ăn nóng lạnh, chua, cay.
- Thăm khám bác sĩ: Nếu cảm giác đau kéo dài và không giảm, răng bị kích thích quá mức thì nên đến nha khoa để được điều trị kịp thời. Việc thăm khám tại nha khoa uy tín sẽ đảm bảo được sức khỏe răng miệng của bạn.
Ngavvt