Nhiệt miệng không phải là bệnh nặng như lại gây khó chịu và nhiều bất tiện cho người bệnh. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi nếu chăm sóc và ăn uống đúng cách. Nhưng ngược lại nếu để bệnh nặng có thể bị nổi hạch do nhiệt miệng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một trong những tình trạng mà hầu như ai cũng một lần gặp phải. Nhiều người quan niệm rằng nhiệt miệng là do nóng trong người. Trên thực tế, nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân như do virus, suy giảm miễn dịch ở niêm mạc miệng và lưỡi, những vết trầy xước bị nhiễm trùng, stress nặng.
Tổn thương niêm mạc thường do các vi khuẩn từ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu... Cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
Do áp lực tinh thần, rối loạn nội tiết ở cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, do suy giảm miễn dịch, cơ thể không chống lại được sự tấn công của vi khuẩn.
Xuất hiện nhiệt miệng có thể là do bạn đang mắc phải các bệnh như gan, thiếu chất sắt hoặc bệnh thận.
Trong trường hợp bị nhiệt miệng nên kiêng gì?
Bị nhiệt miệng nên kiêng gì? Bạn cần phải kiêng ăn một vài thực phẩm để nhiệt miệng có thể nhanh chóng giảm. Địa chỉ niềng răng lệch lạc
Bạn không nên ăn các thực phẩm cay nóng trong khi bị nhiệt miệng như ớt, tỏi, tiêu, các loại nước mắm, thức ăn mặn... những loại thực phẩm này sẽ khiến vết thương trở nên nặng hơn.
Hạn chế uống rượu bia, cà phê... Nếu bạn sử dụng chúng, vết thương có khả năng sẽ bị nhiễm trùng cao, gây nên tình trạng đau nhức hơn.
Đặc biệt, bạn không được hút thuốc lá trong giai đoạn này nếu không muốn làm loét vùng nhiệt.
Tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ, chúng sẽ gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng, khiến tình trạng nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn.
Những điều cần lưu ý khi bị nhiệt miệng
Điều đầu tiên, bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ ngăn chặn được vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vết thương. Sau mỗi bữa ăn, hãy sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi các phần thức ăn còn sót lại trên răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách tránh làm tổn thương vùng bị nhiệt miệng. Hãy thay đổi bàn chải 3 tháng một lần.
Khi bị nhiệt miệng nên uống các loại nước ép trái cây như cà chua, khế, rau má, rau diếp cá để giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Bạn hãy nhớ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hãy ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, và bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khi nhiệt miệng biến chứng nặng, bạn có thể đến bác sĩ để được thăm khám vì bạn có thể đã mắc phải các bệnh về gan, thận.
Ngoài ra một số bệnh khác về răng miệng cũng rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng đặc biệt là ung thư lưỡi. Nên đến bác sĩ khi thấy những biểu hiện không bình thường của cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Bài viết được trích nguồn tại: https://dvtaytrangrangnhakhoa.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt